Tennis: Chứng đau vai ở người chơi Tennis

Khớp vai là một khớp thực hiện khá nhiều động tác cho hầu hết các họat động của chi trên nên rất dễ chấn thương khi chơi tennis. 

Khớp vai là một khớp thực hiện khá nhiều động tác cho hầu hết các họat động của chi trên nên rất dễ chấn thương khi chơi tennis.

Chấn thương vai ở người chơi tennis có thể xảy ra sau khi chấn thương té ngã, va chạm, hay do kỹ thuật không đúng, hoặc vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu không chữa trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến đau mạn tính, cứng khớp, hoặc teo cơ, mất chức năng khớp vai.

 

 

 

 

Chứng đau vai rất hay gặp ở người chơi tennis, và thường là đau vai mạn tính. Đau vai mạn tính có nguyên nhân là những chấn thương kéo dài do:

i. Chấn thương cấp không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách  làm tổn thương kéo dài và khó hồi phục

ii. Chấn thương do quá tải: là những chấn thương nhỏ, hình thành do tập luyện quá sức, lặp đi lặp lại kéo dài, tích lũy sau một giai đoạn tập luyện hoặc thi đấu nặng mà cơ thể không hồi phục kịp.

iii. Chấn thương cũ chưa kịp hồi phục, tái phát nhiều lần gây tổn thương mãn tính.

iv. Liên quan tình trạng xuống cấp của khớp vai: thoái hóa khớp do tuổi tác.

Các tổn thương thường gặp gây đau vai mạn tính:

1. Dãn, rách dây chằng bao khớp:

Do chấn thương té ngã gây rách dây chằng-bao khớp, hay do những chấn thương nhỏ lập đi lập lại làm dãn dây chằng-bao khớp làm khớp không còn vững chắc.

2. Viêm, rách gân cơ xoay

Đây là nguyên nhân chính gây chứng đau vai cấp và mạn tính.

Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai. Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị.

Rách gân

Nguyên nhân:

– Gân cơ xoay bị viêm hay rách do vận động khớp vai quá mức một thời gian dài, tập quá nặng, hay chấn thương té chống tay hoặc đập vai xuống đất, hoặc tự nhiên mòn rách do lão hoá ở người lớn tuổi.

– Thường gặp trong tennis do lực banh mạnh, tầm vận động của vai rộng và động tác lập đi lập lại. Ngoài ra còn gặp trong những môn như: cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, cử tạ…

– Nguyên nhân thường gặp do:

1. Chơi quá sức.

2. Khởi động không kỹ.

3. Thể lực cơ bắp không đủ, hoặc cơ thể không được khỏe khi chơi.

4. Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như: cú xẹc, đập bóng hay rờ-ve trong tennis, hoặc cú đập cầu, đánh bổng trong cầu lông, giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…

1. Viêm túi hoạt dịch:

Do động tác tay giơ cao qua đầu thường xuyên, túi họat dịch này dễ bị cọ xát, đôi khi sưng lên, tụ dịch gây đau.

DIỄN TIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

Đối với những chấn thương đau vai sau khi té ngã, chấn thương, vận động nặng hay tự nhiên đau nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng. Về sau, có thể đau nhiều, không thể cử động được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ làm bạn từ giã tennis-môn chơi yêu thích, hoặc dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp tòan thân, mất ngủ mạn tính.

CÁCH XỬ TRÍ NHỮNG CHẤN THƯƠNG VAI CẤP TÍNH

– Nếu thấy vai biến dạng, đau dữ dội, có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp vai. Phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp XQ, và xử trí cấp cứu.

– Khi bị chấn thương đau vai mức độ vừa, bạn nên:

  1. Nên làm

· Ngừng chơi

· Chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút.

· Treo tay lên nếu đau nhiều.

· Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng vai.

· Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau.

· Uống thuốc kháng viêm giảm đau.

· Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa về vai hay chấn thương thể thao để được chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.

   2.   Không nên làm:

· Xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau, vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương.

· Nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.

· Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.

Biện pháp điều trị chuyên khoa:

Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa:

– Chụp XQ, hoặc MRI (cộng hưởng từ) để tìm chính xác nguyên  nhân gây đau vai.

– Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm, và kháng viêm tại chỗ.

– Chỉ định vật lý trị liệu hỗ trợ.

– Hướng dẫn bạn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh.

– Chích thuốc kháng viêm có chứa steroid tại chỗ viêm.

– Nếu trường hợp nặng hoặc tái đi tái lại bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nội soi khớp vai lấy bỏ mô viêm-xơ trong gân, làm gân trơn láng trở lại, hoặc may lại gân, sụn bị rách.

– Chúng tôi đã áp dụng và phát triển kỹ thuật nội soi khớp vai hơn 5 năm qua cho hơn 500 trường hợp để điều trị các tổn thương khớp vai như đau vai, cứng khớp do viêm rách gân xoay, tróc sụn khớp, hay các trường hợp lỏng lẻo trật khớp vai do té ngã hay do chấn thương thể thao, và đã đạt được kết quả rất tốt. Hầu hết các bệnh nhân hết đau vai, khớp vai vững chắc và linh hoạt trở lại, và trong số đó có nhiều vận động viên tennis, judo, thể hình, võ thuật, bóng đá, , cầu lông… trở lại tập luyện và thi đấu thể thao với phong độ cao.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG ĐAU VAI, VÀ GIÚP CHƠI THỂ THAO TRỞ LẠI SAU HỒI PHỤC CHẤN THƯƠNG:

– Tập tăng sức mạnh gân cơ, tập tăng độ dẻo của cơ vùng vai bằng các bài tập kéo dãn.

– Tập thể lực và độ bền toàn thân.

– Khởi động-làm nóng kỹ trước khi chơi.

– Điều chỉnh kỹ thuật các động tác cho chuẩn.

Hình ảnh nội soi khớp vai

 

You may also like

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *