“Bác sĩ riêng” cho bạn

Khái niệm “bác sĩ riêng” rất phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt dành cho những vận động viên chuyên nghiệp, đỉnh cao hay ngôi sao ca nhạc, đại gia…Bác sĩ riêng cho bạn là những chuyên gia sức khỏe nắm rõ sức khỏe bạn nhất, người bạn có thể tin tưởng về vấn đề sức khỏe mà bạn quan tâm. Nhưng, ở Việt nam, chúng ta tìm một bác sĩ riêng cho mình có khả thi? Một bác sĩ có tay nghề, đào tạo bài bản, nhiệt tình và có tâm, sẵn lòng giúp bạn chăm sóc sức khỏe, tư vấn thắc mắc và điều trị hiệu quả bệnh lý của bạn mà bạn hoàn toàn tin tưởng. Tại sao không? Chúng ta cùng suy nghĩ và tìm câu trả lời cho mình qua bài đọc sau nha.

Cầu thủ có cần bác sĩ riêng?

Cầu thủ Việt Nam, nhất là những người thuộc hàng “sao” cỡ Công Vinh, Quang Hải, Việt Thắng, Như Thành, Hồng Sơn… đều rất giàu có, cái đó ai cũng đã biết. Họ không ngại ngần vung tiền mua ô tô xịn, điện thoại đắt tiền… cái đó cũng chẳng phải nói, tất cả đều rõ.

Bác sĩ Luis Alberto đang chăm sóc cho Công Vinh.

 

 

1/ Thế nhưng, họ có dám trích một phần nhỏ trong khoản thu nhập kếch xù (lương cứng khoảng 40 cho đến 60 triệu đồng/tháng) để thuê một vị bác sĩ riêng, trong một chu kỳ cần thiết nhất định nào đó hay không – cái đó lại là điều cần bàn bạc. Mà muốn bàn tới vấn đề này, trước hết phải thống nhất với nhau rằng, những kiến thức về “y học thể thao” của cầu thủ nhà ta, bất chấp là cầu thủ bình bình hay cầu thủ hàng “sao” đều ở vào hạng… thấp kém.

Vì nó thấp, nên nhiều bác sĩ thể thao vừa qua đã phải lên tiếng trên một tờ báo ngành về chuyện một cầu thủ nọ dám xỏ giày ra sân khi cái đầu gối vẫn đang có vấn đề nghiêm trọng. Cũng vì thấp, nên trước thềm SEA Games 25 vừa rồi, HLV Calisto mới phải đưa ra một quyết định không giống với bất cứ một HLV hàng QG nào ở những nền bóng đá phát triển: Đề nghị các học trò phải đồng loạt đi khám răng miệng.

2/ Người ta không thể trách cứ các cầu thủ về cái sự kém hiểu biết nói trên, bởi đơn giản là khi còn nhỏ, sống trong những trường nghiệp vụ bóng đá, họ chỉ được dạy những kĩ năng đá bóng, chứ nào được dạy một cách bài bản về những kiến thức nền cần phải có của một VĐV chuyên nghiệp (trong đó, kiến thức y học giữ một vị trí quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đến đôi chân – cũng đồng thời là cái cần câu cơm của họ sau này).

Còn khi đã vào đội 1, đã chơi ở V.League thì nhờ tài năng, họ có thể giàu có lên trông thấy về mặt vật chất, chứ không thể giàu có tương tự về mặt kiến thức y học thể thao. Bởi ở V.League, các ông bầu thi nhau vung tiền mua cầu thủ, lấy thành tích, qua đó “PR” cho doanh nghiệp mình, chứ nào ai “dại” gì đầu tư vào những vấn đề như “y học”, “dinh dưỡng” vốn vừa tốn tiền của, vừa chẳng cho ra một lợi nhuận quảng cáo nào…

3/ Trong bối cảnh thiệt đơn thiệt kép như vậy, tại sao những cầu thủ Việt Nam, đặc biệt là những cầu thủ giàu có lại không dám nghĩ đến việc thuê cho mình bác sĩ riêng? Nếu làm như thế, rõ ràng là sự hiểu biết về “y học bóng đá” của các cầu thủ sẽ tăng lên, và từ đó, họ sẽ biết phải làm gì để cho đôi chân của mình được hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Mới đây, Công Vinh từ Bồ Đào Nha về nước cùng với vị bác sĩ riêng Luis Alberto. Với việc có được một bác sĩ riêng như thế, chắc chắn, Công Vinh sẽ được chăm sóc tốt hơn và khả năng chấm dứt chấn thương có xác suất nhanh hơn bình thường. Chuyện này làm người ta nhớ lại V.League 1 năm trước, khi Denilson đến XM.HP và cũng đem theo một vị bác sĩ riêng. Không những vậy, trong hợp đồng giữa Denilson với XM.HP, còn có điều khoản quy định đội bóng phải tôn trọng những bài tập riêng của vị bác sĩ riêng nói trên đối với cầu thủ người Brazil.

Rõ ràng, từ chuyện Công Vinh thuê bác sĩ riêng, người ta có thể ghi nhận một sự tiến bộ đáng kể trong vấn đề “nhận thức” của cầu thủ nhà ta. Mong là sự tiến bộ ấy sẽ được nhân rộng, bởi rất nhiều cầu thủ Việt Nam bây giờ cũng thừa “lực” để mời về cho mình một bác sĩ riêng, ít nhất là ở trong một thời điểm nhất định nào đó.

You may also like

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *